
Đồ gỗ nội thất 365
Sản phẩm
Kiến thức về gỗ
Gỗ sưa là gì? cánh phân biệt gỗ sưa
Gỗ sưa đỏ
Gỗ sưa có thể phân loại dựa vào màu sắc và vân gỗ. Có các loại sau:
Gỗ sưa trắng
Gỗ sưa trắng có thân vỏ nhẵn, cây lâu đời xuất hiện các lớp vẩy chết.Hoa mọc thành chùm, có mùi thơm dịu. Trái khi đốt không có mùi đặc biệt.
Gỗ sưa trắng thịt gỗ khá dày, hoa văn mảnh nhỏ ít sắc nét, màu sắc nhợt nhạt, không đẹp bằng gỗ sưa đỏ. Loại cây này không có tính ứng dụng cao trong đời sống, cây được trồng chủ yếu làm cây xanh ở công viên, ven đường...
Gỗ sưa đỏ
Gỗ sưa đỏ có vỏ sần sùi hơn sưa trắng. Quả kết thành từng chùm, đốt sẽ có mùi thối đặc trưng rất dễ phân biệt.
Sưa đỏ sinh trưởng nhanh, dễ trồng dễ chăm sóc. Cây có thể thu hoạch sau khoảng 8 - 10 năm. Gỗ sưa đỏ có lõi to, cứng, màu nâu đỏ, nâu thẫm hoặc nâu đen. Thớ gỗ mịn, nhỏ, cây có tinh dầu nên không sợ mối mọt, mùi thơm nhẹ lưu giữ rất lâu trong gỗ.
Sưa đỏ sở hữu vẫn gỗ với đường nét hoa văn tự nhiên, uốn lượn ngẫu hứng bất quy tắc, nhiều chỗ tạo thành hình mặt quỷ nên còn được gọi là sưa mặt quỷ.
Ở thời phong kiến, gỗ sưa đỏ được gọi là trắc thối Giao Chỉ, được sử dụng rất nhiều trong cung đình xưa.
Gỗ sưa vàng
Gỗ sưa vàng cho gỗ màu vàng nhạt, lõi gỗ thẫm màu hơn. Sưa vàng có mùi thơm hấp dẫn được sử dụng nhiều trong nội thất gỗ, làm vòng tay tâm linh, cất lấy tinh dầu sử dụng làm hương.
Ngoài ra còn có một loại cho gỗ màu đen được gọi là tuyệt gỗ nhưng cực kỳ hiếm thấy.
Gỗ sưa đỏ quý như thế nào?
Gỗ sưa đỏ được chia làm 3 loại là gỗ sưa đỏ Hải Nam (Trung Quốc), gỗ sưa đỏ Bắc Bộ và gỗ sưa đỏ Nam Bộ. Trong đó, gỗ sưa đỏ Hải Nam là loại có giá trị cao nhất.
Gỗ sưa đỏ quý hiếm và có giá trị cao dựa vào nhiều yếu tố. Có thể nói những người sở hữu gỗ sưa đỏ đại diện cho tầng lớp giàu có và quyền lực nhất ở Trung Quốc. Vì vậy, loại gỗ này được rất nhiều người săn tìm, nhất là người dân Trung Quốc.
Cũng theo sự truyền miệng, gỗ sưa đỏ được nói rất nhiều về khả năng chữa bệnh và khả năng hút tà ma. Do vậy, nhiều người mua sắm gỗ sưa đỏ với mục đích trị bệnh và trấn yểm.
Giá trị gỗ sưa đỏ còn được thể hiện ở chất lượng và vẻ đẹp của gỗ. Vân gỗ sưa đỏ Việt Nam có ở cả bốn mặt, được xếp vào hàng có vân đẹp nhất trong tất cả các loại gỗ ở Việt Nam. Khi đưa gỗ sưa đỏ ra ánh sáng sẽ thấy óng ánh 7 màu.
Gỗ sưa đỏ còn có độ bền chắc thuộc hàng bậc nhất khi không bị ngấm nước, mục nát. Thân gỗ sưa đỏ vẫn ổn định dù ngâm trong nước nhiều năm trời; không nứt nẻ dù ở trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Cách nhận biết gỗ sưa
Ông bà từ xưa đã có câu “vân gỗ trắc, sắc gỗ sưa”. Do đó cách đơn giản, dễ tiến hành nhất là quan sát màu sắc của gỗ sưa.
Dựa vào màu sắc
Gỗ sưa có màu vàng hoặc đỏ đặc trưng, gỗ để lâu sẽ xuống màu nhưng sử dụng dao cạo hoặc dùng giấy ráp chà nhẹ đi lớp ngoài sẽ thấy màu vàng, đỏ sáng rực.
Vân gỗ sưa xoắn nổi thành từng lớp rất đẹp. Đôi khi vân gỗ sẽ hình thành các vòng xoáy mang hình thù kỳ lạ như hình mặt quỷ. Thớ gỗ sưa nhỏ mịn màu đỏ sẫm, thỉnh thoảng sẽ xen lẫn các thớ đen.
Gỗ sưa có thơm không?
Mùi hương đặc biệt của tinh dầu gỗ sưa được giữ trọn vẹn trong gỗ, có mùi thoảng như mùi trầm hương. Bạn có thể ngửi trực tiếp lên gỗ để phân biệt. Đối với các sản phẩm lâu đời thì có thể dùng dao cạo nhẹ ngồi ngửi vẫn sẽ nghe được mùi hương thơm ngát.
Sử dụng mẫu thử
Nếu có gỗ mẫu thử, bạn có thể đốt hoặc ngâm nước để phân biệt. Khi đốt gỗ sưa sẽ tỏa hương trầm nhẹ, tàn màu trắng ngà. Ngâm gỗ sưa vào nước sôi khoảng 15 - 20 phút sẽ thấy nước chuyển màu đỏ nhạt, trong suốt và có một đường viền váng dầu bám vào thành bát có mùi thơm.
Về cân nặng, gỗ sưa tương đương với gỗ hương.
Ứng dụng gỗ huỳnh đàn
Từ thời phong kiến, gỗ huỳnh đàn đã được vua chúa sử dụng để làm thành giường ngủ, tủ kệ, bàn ghế, đồ dùng hằng ngày và ngai vàng. Nó còn là nguyên liệu ướp xác cho giới quý tộc để xua đuổi tà ma, cho người mất được an nghỉ trọn vẹn.
Nội thất sinh hoạt
- Ngày nay, gỗ huỳnh đang vẫn là lựa chọn được ưa chuộng trong sản xuất nội thất nhà ở cao cấp như bàn ghế, tủ, giường. Không quá khó hiểu khi loại gỗ này sở hữu giá trị thẩm mỹ và chất lượng cao. Tuy nhiên, giá thành của nội thất gỗ huỳnh đàn không phải rẻ và không phải ai cũng có thể sở hữu được những chiếc bàn ghế hay giường tủ từ gỗ huỳnh đàn.
Thờ cúng, tâm linh
- Không chỉ trong sinh hoạt hằng ngày, gỗ huỳnh đàn còn là một lựa chọn để chế tác thành nội thất phòng thờ như bàn thờ và bộ đồ thờ cúng. Theo phong thủy, vòng tay gỗ huỳnh đàn có tác dụng mang lại may mắn, trừ tà ma vận rủi có thể sử dụng để đeo hoặc làm quà tặng cho gia đình, bạn bè.
Chế tác tinh dầu
- Gỗ huỳnh đàn được chiết xuất để tạo nên tinh dầu ứng dụng trong các ngành kinh tế như làm nước hoa, mỹ phẩm làm đẹp, thuốc đuổi côn trùng cũng như xông hương để an thần, giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ.
Làm thuốc
- Hoàng đàn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc cổ mang đến nhiều công dụng trị bệnh. Nó được phối hợp với nhiều dược liệu khác nhau để mang đến nhiều công dụng chữa bệnh.
Công dụng của gỗ sưa
Gỗ sưa là loại gỗ có giá trị kinh tế cao, được ứng dụng nhiều trong nội thất gỗ, phong thủy và chữa bệnh.
Nội thất gỗ sưa có giá trị rất cao như bàn ghế, tủ, sập, giường, …
Vật phẩm phong thủy từ gỗ sưa như tượng, vòng tay,... dùng để trấn trạch, trừ tà ma.
Ngoài ra, gỗ sưa còn được sử dụng để phòng và chữa bệnh như vòng tay, mặt dây chuyền… tinh dầu còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng, xua đuổi côn trùng, ổn định tinh thần.
Có nhiều lời truyền miệng về khả năng chữa bệnh thần kỳ của gỗ sưa xuất hiện từ xưa và lưu truyền đến nay. Đồng thời, gỗ sưa cũng được ghi nhiều trong Bản thảo cương mục, Trung dược đại từ điển Trung Hoa về khả năng trị bệnh. Tuy nhiên, chưa có sách nào mô tả về cách chế biến gỗ sưa thành thuốc. Hiện nay vẫn chưa có khám phá nào về giá trị chữa bệnh của loại gỗ này.
Nhiều khách hàng khi sử dụng gỗ sưa sẽ lo ngại về vấn đề sức khỏe rằng gỗ sưa có an toàn hay không? Tác hại của gỗ sưa là gì? Hiện nay vẫn chưa có thông tin chính thức nào chỉ rõ về tác hại của gỗ sưa nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm được làm từ loại gỗ này.